Sự thật sau việc đeo kính áp tròng đi ngủ khủng khiếp như thế nào?

Đeo kính áp tròng đi ngủ khủng khiếp như thế nào? Sự thật đằng sau hành động này của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đôi mắt. Nếu bạn nghĩ đeo áp tròng đi ngủ là không sao, hãy bỏ ngay thói quen này. Cùng chúng mình tìm hiểu lý do không nên trong bài viết dưới đây nhé.

Kính áp tròng hay còn gọi là lens mắt hoặc kính tiếp xúc, chúng có tác dụng làm đẹp và điều chỉnh tật khúc xạ mắt. Việc đeo chúng mỗi ngày không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi mắt, nhưng đeo vào thời điểm nào là thích hợp.

Dùng kính áp tròng như nào để đảm bảo độ ẩm với đôi mắt

Mỗi ngày chúng ta đều sử dụng kính áp tròng như một thói quen không thể bỏ. Phải công nhận một điều chúng mang lại nhiều lợi ích cũng như sự tiện lợi cho người dùng. Dùng kính sao cho đảm bảo độ ẩm mắt cũng rất hay bị các bạn bỏ qua.

Sở dĩ kính áp tròng được làm từ chất liệu silicon mỏng mềm. Để duy trì độ ẩm mềm thì nước sẽ đóng vai trò cung cấp cấp ẩm cho kính. Khi kính được đeo vào mắt và tiếp xúc với con ngươi, độ ẩm kính tích tụ trước đây chỉ đủ trong khoảng thời gian nhất định. Bạn sẽ thấy khô mắt trong 2-3h tiếp theo kể từ khi đeo kính. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên người dùng trong thời gian đeo kính áp tròng nên nhỏ thuốc nhỏ mắt từ 2-3 tiếng/ lần.

Không nên đeo kính áp tròng đi ngủ?

Sử dụng kính áp tròng suốt một ngày dài đến khi đi ngủ thì sao? Các chuyên gia cũng như bác sĩ đều khuyên người dùng trước khi đi ngủ nên tháo kính ra vệ sinh và ngâm bảo quản cho lần dùng tiếp theo.

Đôi mắt sau một ngày dài hoạt động thì ban đêm là lúc chúng cần được nghỉ ngơi. Việc để kính áp tròng trong mắt cả 1 đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Cơ chế hoạt động của kính áp tròng là hút nước mắt độ ẩm của mắt để làm ẩm chính đôi kính. Trong suốt một đêm dài kính hút độ ẩm mắt sẽ dẫn đến khiến mắt chịu nhiều tổn thương.

Nói một cách khoa học, khi chúng ta ngủ chúng ta sẽ mất tiếp xúc với oxy xung quanh giác mạc. Oxy đối với mắt rất quan trọng, khi ngủ chúng ta nhận được ít hơn so với khi chúng ta tỉnh táo. Đặc biệt, với sự hạn chế qua một lớp kính giữa giác mạc và oxy tạo rào cản dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở mắt. Điều này tiếp tay cho việc vi khuẩn sản sinh khiến mắt dễ bị nhiễm trùng.

Những bệnh lý khi đeo kính áp tròng đi ngủ

  • Mắt đỏ: Đeo kính áp tròng đi ngủ có thể gây ra dị ứng ở mắt và gây đỏ mắt. Không dừng ở đó, đôi mắt sẽ thấy nhạy cảm hơn rất nhiều so với trước đây.
  • Loét mắt: Nguy cơ lớn gây loét giác mạc sẽ tăng cao nến bạn vẫn giữ thói quen đeo kính áp tròng đi ngủ. Theo nghiên cứu kính áp tròng có thể làm xước bề mặt của mắt trong thời gian ngủ.
  • Chặc oxy cung cấp cho mắt: Như mình đã nói ở trên, khi ngủ kính áp tròng chặn đi nguồn cung cấp oxy của đôi mắt. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của đôi mắt.
  • Viêm mắt: Bạn vẫn giữ thói quen sử dụng kính áp tròng qua đêm, chúng có thể gây ra viêm nhiễm bên trong mắt.
  • Nhiễm trùng: Khi bề mặt kính gây ra vết thương cực nhỏ trên mắt trong khi ngủ, vi khuẩn có thể dựa vào đó mà gây ra việc nhiễm trùng mắt. Việc này nếu kéo dài thì tình trạng nhiễm trùng mắt sẽ dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Quả thật đeo kính áp tròng đi ngủ không hề tốt. Như phân tích trên của chúng mình. Những tác hại không tưởng khi bạn có thói quen đeo chúng đi ngủ qua đêm.

Với những chia sẻ trên, chúng mình hi vọng bạn sẽ bỏ thói quen sử dụng kính áp tròng qua đêm. Hãy bảo vệ đôi mắt của mình từ những điều nhỏ nhất.

>>> Xem thêm >>> CÁCH BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG KHI KHÔNG SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN