Những người bị loạn thị có đeo được kính sát tròng được không?

Đối với những tật khúc xạ như cận thị hoặc loạn thị để khắc phục chỉ có biện pháp là đeo kính. Việc đeo kính sẽ giúp mắt nhìn rõ hơn những vật xung quanh. Tuy nhiên những chiếc kính gọng quá cồng kềnh luôn gây cho người sử dụng cảm giác khó chịu. Cho nên đã có nhiều người tìm tới kính áp tròng. Vậy thì khi bị loạn thị có đeo được kính sát tròng được không? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết sau đây:

Tật khúc xạ - loạn thị là gì?

Kính áp tròng dành cho cận thị

Loạn thị là tật khúc xạ thường dễ gặp nhất ở lứa tuổi học sinh. Triệu chứng của tật loạn thị này là khi quan sát vào một hình ảnh bất kì nào đó thì các hình ảnh sẽ không thể hội tụ ở võng mạc khiến cho các hình ảnh bị mờ. Những hình ảnh có được ghi nhận tốt hay không là do phần giác mạc ghi nhận hình ảnh. Giác mạc là phần trong suốt có dạng chỏm cầu được nằm ở phía trước phần nhãn cầu. Giác mạc cho phép các ánh sáng được đi vào trong mắt.

Khi mắt bị các tật về mắt như loạn thị là lúc giác mạc không có độ cong dạng như một chiếc bát úp nữa. Khi đó mắt bị biến dạng không đồng đều, khi đó các luồng ánh sáng đi vào sẽ không hội tụ tại một điểm. Có nhiều trường hợp ánh sáng hội tụ tại điểm trước võng mạc hoặc sau võng mạc.

Đối với những người loạn thị, độ cong của phần giác mạc này luôn thay đổi bất thường. Cho nên, có nhiều lúc bạn có thể nhìn xa được rõ hoặc có thể nhìn gần được rõ hơn.

Với những trường hợp bị các tật về mắt thường sẽ phải thường xuyên sử dụng kính thì mắt mới có thể điều tiết nhìn rõ được. Tuy nhiên, khi sử dụng kính gọng sẽ sảy ra nhiều bất cập như vướng víu, hạn chế tầm nhìn. Cho nên cùng với sự phát triển của kính áp tròng thì nhiều nhà sản xuất đã đưa ra những sản phẩm kính sát tròng hay còn được gọi là kính áp tròng hỗ trợ điều trị các tật về mắt, trong đó có tật loạn thị.

Loạn thị có đeo kính sát tròng được không?

Kính sát tròng hay còn được gọi là kính áp tròng, tại vì kính được đặt trực tiếp vào bên trong con ngươi của mắt nên được gọi là kính sát tròng. Loại kính áp tròng này được phát minh vào năm 1887. Khi đó, kính áp tròng chưa được cải tiến, độ dày của lens còn tương đối dày. Bởi lẽ, khi đó vật liệu làm kính chưa được tốt và thời gian đeo ngắn.

Kính áp tròng không hỗ trợ cho người loạn thị

Còn đối với hiện nay có 2 dòng kính áp tròng đó là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm. Tuy nhiên, loại kính áp tròng mềm đang rất phổ biến về sự đa dạng mẫu mã cũng như chức năng sử dụng. Cho nên, sản phẩm này đang được nhiều người dùng ưa chuộng. Hơn nữa kính áp tròng có rất nhiều độ cận loạn khác nhau, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng.

Những người bị loạn thị có đeo được kính sát tròng không? Đây chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ kính áp tròng thường chỉ có độ cận. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cũng đã và đang có kính áp tròng dành cho người loạn thị. Đó chính là loại kính cứng, loại kính cứng này được phát minh ra chuyên dùng để điều trị các tật về mặt như cận thị và loạn thị.

Đặc biệt hơn nữa, loại kính sát tròng này có sử dụng được vào những lúc đi ngủ. Nó sẽ giúp định hình lại phần giác mạc của bạn, điều chỉnh lại giác mạc sao cho cân đối hơn.

Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng đối với người cận thị

Kính áp tròng của Ann

Khác với loại kính gọng mà bạn vẫn đeo hằng ngày, với loại kính sát tròng hay còn được gọi là kính áp tròng này thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Cấu tạo mắt về kích thước khác nhau, cho nên bạn cần phải lựa chọn những loại lens phù hợp với kích cỡ mắt. Tuy nhiên, kích thước mắt phần con ngươi của người châu á vào khoảng 14.2 mm. Nhưng để chắc chắn và đảm bảo hơn, bạn có thể tới bác sĩ khám và xin tư vấn trước khi mua kính.
  • Nếu như bạn dùng tay trực tiếp để đeo áp tròng thì nên rửa tay thật sạch trước khi đeo. Bởi lẽ nếu như không rửa tay sạch sẽ làm kính bị nhiễm vi khuẩn và dẫn tới mắt bị nhiễm trùng.
  • Mỗi loại kính sát tròng có độ ẩm khác nhau, cho nên nếu như khi sử dụng cảm thấy khô mắt hãy bổ xung thêm thuốc nhỏ mắt thường xuyên. Nếu như không nhỏ lens sẽ hút nước mắt trong mắt bạn. Dẫn tới mắt thiếu oxi và gây ra loét giác mạc.
  • Đối với những loại áp tròng dài ngày nên thay nước thường xuyên khoảng 2 – 3 ngày/ lần. Nếu như để quá lâu nước sẽ mất đi chức năng tiệt trùng. Khi đó, kính sát tròng của bạn có khả năng cao sẽ bị nhiễm các vi khuẩn gây hại cho mắt.

Trên đây với thắc mắc loạn thị có đeo được kính sát tròng không? Mong rằng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về loạn thị là gì và loạn thị có đeo được kính sát tròng hay không.  

>>> Xem thêm >>> CÁCH TRANG ĐIỂM KHẮC PHỤC MẮT TO MẮT NHỎ

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN