Cách khắc phục mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens

Khi đeo kính áp tròng không đúng cách có nhiều bạn đã gặp nhiều trường hợp như đỏ mắt, nhức mắt khi đeo. Để hạn chế và khắc phục mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều khuyến cáo. Nhưng trước khi đi vào các khuyến cáo thì bạn nên biết được nguyên nhân tại sao mắt bị đỏ khi đeo Lens.

Tại sao mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens

Tại sao mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens

Nếu như bạn đeo Lens không đúng cách mắt của bạn sẽ đỏ và nhức mắt. Những trường hợp đó là do mắt bạn thiếu oxy giá mạc, tân mạch giá mạc hay viêm giác mạc. Các tình trạng này thường xuyên sảy ra và lâu sẽ làm cho mắt bạn bị các bệnh nghiêm trọng về mắt.

Thiếu oxy giác mạc: Đây là trường hợp khi bạn sử dụng Lens được làm từ chất liệu thông thường và không cung cấp đủ lượng oxy cho giác mạc, cho mắt hoạt động để đảm bảo lượng oxy khi đi ngủ. Nếu như bạn là người bị cận thị nặng thì Lens càng dày, từ đó lượng oxy được cung cấp cho mắt sẽ ít đi.

Cho nên các chất liệu kính áp tròng thông thường sẽ làm cho mắt bị thiếu oxy. Khi bạn bị cận quá nặng nên lựa chọn Lens được làm từ chất liệu Silicone Hydrogel để mắt có thể dễ dàng trao đổi oxy.

Tân mạch giác mạc: Đây cũng chính là trường hợp khiến mắt bị đỏ và nhức mắt. Khi đó mắt bạn sẽ xuất hiện các vùng rìa cực trên giác mạc. Còn nếu như ở phần tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì bạn nên tháo kính ra khỏi mắt ngay. Nếu bạn bắt buộc phải dùng kính áp tròng thì nên lựa chọn loại kính áp tròng có độ thẩm thấu oxy cao như Silicone Hydrogel.

Đó là những lý do khiến mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens. Khi biết được nguyên nhân tại sao mắt lại bị đỏ và nhức mắt thì chúng ta cần có cách khắc phục chúng sao cho hiệu quả nhất.

Cách để mắt không bị đỏ khi đeo Lens

Cách để mắt không bị đỏ khi đeo Lens

Rất đơn giản với cách để khắc phục mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens đó chính là:

  • Lens mới mua về đối với các dòng dài ngày nên ngâm ít nhất 2 - 4 tiếng trước khi đeo bằng dung dịch bảo quản Lens rồi mới được sử dụng.
  • Luôn giữ cho kính áp tròng và các vật dụng đựng Lens được bảo quản sạch sẽ vào khô thoáng.
  • Bổ xung ẩm cho lens khi đeo bằng cách nhỏ mắt 2 giờ/ lần để mắt không bị khô và không sảy ra trường hợp bị cộm mắt.
  • Sau 3-4 ngày nếu không sử dụng Lens thì bạn nên thay nước ngâm để loại bỏ được các vi khuẩn có trong Lens.
  • Nếu như mắt bạn nhạy cảm thì sau mỗi lần đeo Lens bạn nên đổ phần nước ngâm trong khay đi rồi thay bằng nước ngâm mới. Nên để ở nơi sạch sẽ và thoáng mát.
  • Khi bỏ Lens đã sử dụng vào trong khay thì bạn nên tráng lại chúng bằng dung dịch ngâm.
  • Khi rửa khay Lens bạn không nên rửa bằng nước máy. Bởi trong nước máy có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây nên viêm giác mạc cho bạn.
  • Khi đeo Lens nên hạn chế bụi và nước mưa, hơi nóng tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng

  • Nếu như trong quá trình bạn sử dụng mắt bạn bị đỏ hãy nên lập tức tháo Lens ra và rửa sạch Lens ngay rồi ngâm bằng dung dịch nước ngâm mới.
  • Ngoài ra, bạn nên nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo để cho mắt có thể nghỉ ngơi. Mắt chưa hết đỏ thì bạn không nên cố gắng đeo lại Lens.
  • Nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo Lens, không nên để móng tay quá sắc nhọn sẽ là nơi sinh sôi của nhiều vi khuẩn.
  • Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm: Có rất nhiều người khi trang điểm xong mới đeo kính áp tròng. Điều này sẽ làm cho các bụi phấn mắt bay vào mắt làm cộm Lens và khiến cho mắt bạn bị nhiễm trùng.

Trên đây là những cách khắc phục mắt đỏ và nhức mắt khi đeo Lens. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể có cho mình những kiến thức bảo vệ mắt tốt hơn. Làm cho mắt luôn khỏe đẹp.

Hãy đến với Ann365, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đeo Lens đúng cách để bảo vệ được tốt đôi mắt của mình trong suốt 8 tiếng đeo Lens trong 1 ngày của bạn.

>>> Xem thêm >>> KÍNH ÁP TRÒNG ANN365 CÓ CHỐNG TIA UV ĐƯỢC KHÔNG?

Thiết kế web bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN